Thành Cát Tư Hãn và những bài học về quản trị nhân sự
Ở thời điểm cực thịnh, Đế chế Nguyên Mông chinh phục được 24 triệu km², tương đương 1/6 diện tích địa cầu và trở thành đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người. Bất chấp dân số chỉ khoảng 2 triệu người, những thủ lĩnh xuất chúng và đội kỵ binh thiện chiến của người Mông Cổ đã đánh bại và vươn lên thống trị 100 triệu thần dân trải dài từ châu Á đến châu Âu. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nhân tố đã giúp đội quân của Thành Cát Tư Hãn trở thành nỗi khiếp sợ cho bất kỳ đế chế nào cùng thời và học hỏi từ đó kỹ năng quản lý người thiên tài của ông.
Ý chí từ một cá nhân đến tinh thần chiến binh của một đế chế
Từ thuở nhỏ, cậu bé Thiết Mộc Chân (tên thật của Thành Cát Tư Hãn) sống trong nghèo khổ, bị bắt làm nô lệ, thậm chí trở thành tù nhân của các bộ tộc bắt cóc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, tư chất anh hùng của ông được bộc lộ, ông đã sớm có cho mình những khát vọng và tầm nhìn bá chủ.
Nhưng ông cũng hiểu được rằng nếu chỉ một mình mình thì không thể làm thủ lĩnh thiên hạ được, ông cần những người có cùng lý tưởng và ý chí như mình. Và để làm được điều đó, ông tuyên bố: “Ta muốn mỗi người đều phải đặt mình dưới những luật lệ nghiêm minh và vững bền, có như thế mới thấy cảnh thái bình, hạnh phúc”. Chính những lý tưởng đó đã gây dựng được niềm tin và lòng trung thành từ những dân tộc bị chế ngự, khiến cho đội quân của Thành Cát Tư Hãn mạnh hơn sau mỗi chiến thắng.
Ông cho những người dưới mình cảm nhận được khát vọng của mình và khiến họ cảm thấy họ sẽ là một phần của vĩ đại, chỉ cần đi theo ông. Cũng chính khát vọng đưa dân tộc trở thành đế chế đã khiến những bộ lạc rời rạc trên thảo nguyên Mông Cổ đã cùng đoàn kết dưới ngọn cờ Đại Hãn.
Khát vọng lớn của một bộ lạc du mục trên sa mạc trở thành đế chế hùng mạnh
Bản thân những kỵ binh Mông Cổ không mạnh bằng những hiệp sĩ của Châu Âu. Không tài giỏi bằng những kỵ binh Macedonia hay đế chế Ottoman nhưng khi lực lượng kỵ binh Mông Cổ cùng nhau tác chiến họ là mạnh nhất.
Họ được đào tạo để trở thành một tập thể thiện chiến và dũng mãnh. Quân lính tuân thủ tất cả các điều kiện mà cấp trên và đặc biệt là Hoàng đế. Nếu một người lính bỏ trốn khi giao chiến, 9 người còn lại trong đội hình sẽ bị xử tử. Điều này giúp cho 10 người chiến đấu như 1, ăn ý và ý thức được tầm quan trọng của mình trong đội hình.
Tri thức góp phần tạo nên sự hình thành của đế chế Nguyên Mông
Không chỉ mở rộng xâm lược bằng quân đội, Thành Cát Tư Hãn còn mang theo văn hóa phương Đông, hỏa dược, thuật in ấn, la bàn và các văn minh Trung Nguyên. Người Mông Cổ cũng học hỏi, tiếp thu những thành tựu của phương Tây để tạo đà phát triển và củng cố sức mạnh của mình.
Thành Cát Tư Hãn cũng tổ chức phổ cập văn hóa và học hỏi từ những vùng đất ông xâm chiếm được. Học hỏi và tiếp thu phát triển đã giúp quân đội Mông Cổ có hiểu biết đa dạng về các địa hình, vũ khí và chiến thuật. Từ đó không bị bất ngờ trước những đòn tấn công và vũ khí hay quân đội mới.
ENUY hiểu và áp dụng những bài học quản trị của Thành Cát Tư Hãn
Bài học thứ nhất: Kỷ luật chính là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Người chủ doanh nghiệp ngoài việc là một người có tầm nhìn và khát khao lớn, cần phải là người đặt ra những quy tắc, luật lệ trong doanh nghiệp của mình. Vì kỷ luật là sức mạnh, đội quân Mông Cổ có lẽ sẽ tan ra từ những ngày đầu nếu không có những quy tắc, luật lệ mà Thành Cát Tư Hãn đặt ra. Khi tất cả nhân sự đều có kỷ luật và đoàn kết dưới một ngọn cờ. Ắt bách chiến bách thắng.
Mỗi người ENUY đều hiểu rằng kỷ luật chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bản thân và công ty. Tự kiểm điểm, theo dõi bản thân và được cấp trên giám sát kỹ càng, mỗi nhân sự của chúng tôi đều là một chiến binh thiện chiến trên thương trường.
Bài học thứ hai: Chỉ cho nhân sự thấy tầm quan trọng của họ trong team
1 team mạnh sẽ bao gồm các thành viên mạnh. Chỉ cần 1 người không hoàn thành nhiệm vụ của mình, kết cục trên thương trường là thất bại, nhưng kết cục trên chiến trường có thể là cái chết. Một người chủ tướng phải dạy cho những người lính của mình biết được tầm quan trọng của họ trong đội nhóm. Để họ biết rằng họ là một thành phần không thể thiếu. Họ cần đồng đội và đồng đội cần họ. Cùng nhau sẽ tạo nên những điều phi thường.
Ở ENUY, đồng đội chính là người bạn, người anh, người chị của mỗi nhân sự. Chúng tôi sẵn sàng đưa cánh tay ra giúp đỡ bất kỳ ai gặp khó khăn trong công việc. Bởi chúng tôi biết khi các cá nhân tốt hợp thành một tập thể, chúng tôi sẽ là tập thể xuất sắc. Và luôn tin tưởng những người đồng sẽ trợ giúp mỗi khi bản thân cần sự giúp đỡ.
Bài học thứ ba: Luôn học hỏi, lắng nghe và nâng cao trình độ
Người ENUY luôn có tinh thần học hỏi, lắng nghe để nâng cao trình độ của mình. Luôn nỗ lực luyện tập, đổ máu trên thao trường để sống sót trên chiến trường. ENUY cũng có những buổi đào tạo nhân sự liên tục, rèn họ thành những người chuyên nghiệp. Do đó, nhân sự ENUY thường có năng suất làm việc gấp 10-15 lần nhân sự Marketing bình thường trên thị trường. Chúng tôi dành thời gian để học hỏi thành công và thất bại từ những người đi trước. Từ đó tự đúc rút cho bản thân và truyền lại nó cho những người mới.
Đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn là một tập thể vững mạnh nhất mà con người từng tạo ra. Nếu có thể áp dụng những bài học và chiến thuật về quản trị con người của ông vào doanh nghiệp. ENUY tin rằng các chủ doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp của mình thiện chiến và “bất khả chiến bại” trên thị trường!