Trong xã hội cạnh tranh khốc liệt, một người muốn có chỗ đứng sẽ phải nâng cao năng lực của mình, nếu không sẽ bị “sói” ăn thịt. Lãnh đạo có thể vận dụng tậm lý này của cấp dưới, tuyển người có năng lực làm nhân viên của mình, cạnh tranh với nhân viên cũ. Đây chính là nghệ thuật lãnh đạo mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần học tập.
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO – DẪN SÓI VÀO ĐÀN HƯƠU
Dẫn sói vào đàn hươu – Nghệ thuật lãnh đạo tài ba
Trong bất kỳ công ty nào, nơi làm việc sẽ luôn có những người với các khả năng cá nhân và chuyên môn khác nhau. Sự cạnh tranh thân thiện sẽ thúc đẩy một bầu không khí thuận lợi cho việc học hỏi những điểm mạnh và chia sẻ về thất bại của nhau để cùng tiến bộ và phát triển vì lợi ích tốt nhất cho công ty.
Chính vì những lợi ích này của cạnh tranh, trong lĩnh vực quản trị nhân sự thường đề cập đến thuật “Dẫn dụ sói vào đàn hươu” với nội bộ nhân sự.
Xem thêm:
QUẢN TRỊ MỤC TIÊU PHÒNG MARKETING BẰNG CHIẾN LƯỢC KPI HIỆU QUẢ
Ở một vùng nọ của nước Mỹ, để bảo vệ đàn hươu trong rừng, người ta đã tiêu diệt hết tất cả chó sói, kết quả thu được lại ngoài sự dự liệu, đó là đàn hươu mỗi năm một giảm. Hóa ra, sau khi không còn chó sói, đàn hươu rất ít khi phải chạy trốn, nên sức đề kháng bệnh tật thấp. Nhận thấy vấn đề này, người bản địa lại dẫn dụ chó sói từ nơi khác đến, cuối cùng đàn hươu hồi phục lại sức sống. Ví dụ này cho thấy nếu không có cảm giác nguy hiểm sẽ không có động lực sinh tồn, cuối cùng sẽ dẫn đến bản thân bị hủy diệt. Đối với một tập thể cũng như vậy, nếu không có áp lực, con người sẽ thiếu đi động lực.
Nghệ thuật lãnh đạo tài ba
Vậy chủ doanh nghiệp cần dùng nghệ thuật lãnh đạo “Dẫn sói vào đàn hươu” này ra sao:
Lãnh đạo có thể vận dụng tậm lý này của cấp dưới, tuyển người có năng lực làm nhân viên của mình, cạnh tranh với nhân viên cũ. Khi đối diện với áp lực cạnh tranh, những nhân viên cũ phải nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn, làm tốt công việc của mình. Vận dụng phương pháp này, người lãnh đạo có thể đạt được mục đích tự đào tạo nhân viên.
Nhân sự luôn có tâm lý người cũ quen rồi phải làm tốt hơn người mới. Ông cha ta từng nói “Thua thầy 1 vạn không bằng kém bạn 1 ly”. Cùng một vị trí ngang bằng nhau bản thân nhân sự sẽ luôn mang trong mình suy nghĩ “ngang hàng” sẽ tạo ra một động lực tự nhiên vực dậy “động lực sinh tồn” sâu thẳm bên trong.
Tuy nhiên, việc tạo ra hiệu ứng so sánh đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có sự khéo léo. Nhân sự “đòn bẩy” phải có khả năng và có nét tương đồng nhất định với nhau, bởi nếu so sánh hai kiểu nhân viên hoàn toàn khác nhau: hướng nội và hướng ngoại, thì bạn không thể lấy những điểm tốt của người này và bắt buộc người kia phải đạt được như thế hay ngược lại. Nó sẽ tạo ra hiệu ứng trái chiều, nhân sự ganh ghét, hãm hại nhau gây ảnh hưởng đến mối quan hệ trong doanh nghiệp.
Trong bất kỳ công ty nào, nơi làm việc sẽ luôn có những người với các khả năng cá nhân và chuyên môn khác nhau. Sự cạnh tranh thân thiện sẽ thúc đẩy một bầu không khí thuận lợi cho việc học hỏi những điểm mạnh và chia sẻ về thất bại của nhau để cùng tiến bộ và phát triển vì lợi ích tốt nhất cho công ty.
Sự cạnh tranh giúp những người tham gia trở nên trách nhiệm hơn. Họ có một mục tiêu để theo đuổi và chăm chỉ làm việc với tinh thần trách nhiệm cực kỳ cao. Thậm chí, nhiều người sẽ cảm thấy công việc của mình thú vị và hấp dẫn hơn trước. Nó cho họ một điều gì đó để mong chờ và tạo ra những động lực tốt hơn.
Công ty cần đưa ra những mục tiêu KPI, OKR cho từng cá nhân và có bảng đo lường công khai với toàn bộ nhân sự. Để nhân sự thấy rõ vị trí của mình ở đâu và vươn lên các vị trí cao hơn. Ngoài ra, đặt mục tiêu phấn đấu giữa các phòng ban, sự cạnh tranh này sẽ rèn cho nhân viên khả năng phối hợp tốt hơn và làm việc nhóm uyển chuyển hơn.
Xem thêm:
3. Chất lượng hơn số lượng:
Khi đưa nhân tài từ ngoài vào, trước tiên những người này cần số lượng ít mà chất lượng cao. Tiếp theo là do nhân viên viên cấp dưới đã làm việc cho doanh nghiệp trong thời gian dài, nên họ luôn có cảm giác mình là công thần, nếu lượng nhân tài mới vào quá nhiều sẽ khiến họ cho rằng người lãnh đạo “có mới nới cũ”, để cho người người đến tranh “bát cơm”, dẫn đến sự bất mãn của nhân viên cũ, thì cũng không thể đạt được hiệu quả đào tạo như mong muốn.
Để có một tập thể luôn duy trì được không khí hăng hái phấn đấu vươn lên, đồng thời năng lực nhân sự được nâng cao. Enuy luôn tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng hệ thống KPI, OKR rõ ràng công khai thúc đẩy nhân sự đổi mới và hoàn thiện bản thân trở thành những con “sói đầu đàn” trong tương lai.
_____________________________________
MKT Pro – Đột phá để dẫn đầu
Hotline: 078 455 7666