Mục tiêu kinh doanh “chết trên giấy”. Lời giải ở đâu?
#Chưa được phân loại 16/11/2021

Mục tiêu kinh doanh “chết trên giấy”. Lời giải ở đâu?

Tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp: “chết” ở khâu thực thi, mục tiêu kinh doanh mãi chỉ “nằm im trên giấy”. Là người chủ doanh nghiệp, ai lại không muốn doanh nghiệp đạt tới những bức tranh lý tưởng, có thể tăng trưởng liên tục, giành được ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường? Những câu chuyện đầy cảm hứng đó của Google, Intel đã thúc đẩy rất nhiều chủ doanh nghiệp tại Việt Nam đi vào thử nghiệm hoặc chính thức áp dụng các mô hình quản trị mục tiêu trên với kỳ vọng sẽ xây dựng được một hệ thống mục tiêu nhất quán và bộ máy hoạt động hiệu quả. Nhưng đó vẫn chỉ là mục tiêu “trên giấy”.

Mục tiêu kinh doanh “chết trên giấy”. Lời giải ở đâu?

Lời giải cho bài toán mục tiêu kinh doanh

Lời giải cho bài toán mục tiêu kinh doanh

Từ lý thuyết đẹp đẽ đến thực tiễn áp dụng lại cách nhau một khoảng cách rất xa. Sẽ rất dễ để bắt gặp những tình huống đau đầu như thế này:

  • Lãnh đạo mất hàng tháng trời để hoạch định ra mục tiêu, nhưng khi giao xuống nhân viên lại thấy khó hiểu và không hưởng ứng
  • Mục tiêu chưa bao giờ hoàn thành được quá 80%, tất cả chỉ số đều thấp hơn so với kỳ vọng
  • Xảy ra những mâu thuẫn khó hiểu như các đội nhóm nhỏ đạt KPI nhưng mục tiêu tổng của doanh nghiệp lại không đạt được
  • Nhân viên không có tính chủ động, chỉ hành động máy móc theo chỉ định của cấp trên
  • Cấp trên không theo dõi được quá trình thực thi mục tiêu, chỉ tới khi hết tháng mới được nhân viên báo cáo lại kết quả
  • Không thể trả lời được những câu hỏi thực tế như mục tiêu nào đang thất bại hoặc chậm tiến độ, chậm do ai, chậm từ bao giờ, các đầu việc trong đó là do ai phụ trách,…

Xem thêm:

SETUP PHÒNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP – CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH BẠI

Vậy cần làm sao để xây dưng được hệ thống quản trị mục tiêu nhất quán, chú trọng vào thực thi:

Với những vấn đề thường xuyên này trong quá trình quản trị mục tiêu, cách lên chiến lược truyền thống có thể không còn hiệu quả. Nổi cộm nhất nằm ở điểm không song song được quá trình thực thi và theo dõi việc thực thi mục tiêu, không có một điểm nhìn trực quan để theo dõi được toàn bộ các mục tiêu đang được thực hiện và đóng góp của một nhân viên, một bộ phận trong bức tranh chung đó.

– Xây dựng mục tiêu DN cần có cơ sở:

+ Quá trình phân tích và nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng: nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành…
+ Mục tiêu có tính kế thừa, ví dụ: Mục tiêu của tháng sau cần kế thừa kết quả từ mục tiêu tháng trước, đạt mục tiêu các tháng là điều kiện cần để đạt mục tiêu quý, mục tiêu quý là điều kiện để đạt mục tiêu năm.
Từ đó, dự báo về doanh thu, sản lượng, rồi xây dựng được các mục tiêu về: doanh số, lợi nhuận, số khách hàng mới, phát triển mạng lưới, chất lượng, thương hiệu,..
Tóm lại ở đây, mục tiêu phải có cơ sở, nghiên cứu kỹ lưỡng, chứ không phải chỉ dựa trên sự mong muốn, cảm tính của lãnh đạo.
– Mục tiêu kinh doanh cần có tính liên kết, hỗ trợ giữa các bộ phận:
Chẳng hạn, doanh nghiệp muốn tăng 20% doanh thu so với cùng kì năm ngoái, thì phòng kinh doanh, phòng MKT, phòng nhân sự… phải tăng trưởng bao nhiêu để góp phần đạt được mục tiêu chung?
Cần sự liên kết chặt chẽ giữa Company target – Department target – Team target và Personal goal.
– Mục tiêu cần giúp đội ngũ nhân sự trưởng thành cùng công ty:
Ban lãnh đạo giúp nhân sự xây dựng kế hoạch, mục tiêu cá nhân cụ thể, rõ ràng, hỗ trợ họ từng bước đạt được. Bởi lẽ, đặt mục tiêu không giúp từng cá nhân phát triển hết khả năng, việc quản trị mục tiêu thất bại. Thành tựu của từng nhân viên sẽ góp phần vào thành công của cả tổ chức.
– Mục tiêu kinh doanh được chuẩn hóa cách đo lường một cách chính xác:
Cần xác định những chỉ số/ kết quả đo lường nỗ lực của bộ phận và duy trì việc đo lường đó một cách nhất quán. Tùy đặc thù của từng tổ chức, anh chị lựa chọn quản trị theo KPI hay OKR.
Sau đó, doanh nghiệp triển khai thực hiện, phân bổ mục tiêu cho từng phòng ban, bộ phận cho tới cá nhân, giám sát và điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ở Enuy, chúng tôi kết hợp giữa KPI và OKR. KPI giúp theo dõi hiệu suất và xác định các vấn đề cần cải thiện. Còn OKR giúp giải quyết vấn đề, xác định quy trình và thúc đẩy đổi mới, cải tiến với các mục tiêu nhiều táo bạo, tham vọng đầy hứng khởi. Từ hệ thống mục tiêu, chúng tôi xây dựng nên ActionPlan và bức tranh công việc. Với hệ thống bức tranh công việc, nhân sự sẽ có cái nhìn bao quát về công việc của mình trong cả 1 tuần, mình cần làm gì, nguồn lực như thế nào, phương pháp mình cần thực hiện và các công việc chi tiết:

Mẫu bức tranh công việc

Ngoài bức tranh công việc, để đo lường được nhân sự cần hệ thống theo dõi tiến độ hàng ngày hàng tuần, từ đó trưởng phòng, ban lãnh đạo công ty nhanh chóng phát hiện điểm nóng và xử lý tránh thất thoát chi phí và tiêu hao nguồn lực doanh nghiệp.

Với KPI, nhân viên sẽ hiểu điều họ cần phải làm và cần thực hiện như thế nào. OKR giúp họ hiểu rõ về ý nghĩa công việc đang thực hiện, vai trò và đóng góp của họ trong doanh nghiệp, thay vì chỉ bắt họ hành động như một chiếc máy để đạt được một con số nào đó do lãnh đạo đặt ra. Từ đó mà tạo ra động lực lớn hơn.

Đây là một chặng đường dài, cần sự quyết liệt, theo dõi sát sao của lãnh đạo và sự đồng lòng của cả 1 tập thể.

___________________________________________________
MKT Pro – Sở hữu phòng Marketing inhouse với đầy đủ các vị trí chỉ với 1 click!
Liên hệ chúng tôi!
Hotline: 078 455 7666
LDP: http://www.mktpro.com.vn/enuycorpvn
#Enuy
#MKTPro

 

Contact Me on Zalo